Từ huyện Nam Đàn quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi sang huyện Đô Lương đi qua khu di tích lịch sử Truông Bồn để tìm đến làng gốm cổ Trù Sơn. Nghề làm gốm ở đây không biết có từ thuở nào, chỉ thấy các cụ già ở đây nói: "Làng nghề của bầy tui có từ lâu đời lắm rùi, cứ đời ni truyền cho đời tê...". Đến Trù Sơn mới biết tất cả các công đoạn sản xuất đều được làm thủ công. Nghề làm gốm nơi đây nghe nói xa xưa chỉ truyền dạy cho con dâu cách tạo hình và nung đốt gốm (chắc rằng sợ mất nghề). Đàn ông, con trai chỉ lo khâu đi lấy đất, làm đất, mang hàng đi bán và phụ giúp việc vận chuyển chất đốt mà thôi.

Để có đất đảm bảo chất lượng làm gốm, người Trù Sơn phải đi gần mười cây số đến tận Nghi Văn (Nghi Lộc) hay sang tận Sơn Thành (Yên Thành) để chọn tìm đất.
Để có đất đảm bảo chất lượng làm gốm, người Trù Sơn phải đi gần mười cây số đến tận Nghi Văn (Nghi Lộc) hay sang tận Sơn Thành (Yên Thành) để chọn tìm đất.
Đất vận chuyển về được đem trộn nước vừa phải rồi ngâm ủ cho thấm đều, sau đó được tuyển chọn sao cho không còn lẫn một hạt sỏi sạn, nhồi thật kỹ nhiều lần bằng chân cho đất nhuyễn, mịn.
Đất vận chuyển về được đem trộn nước vừa phải rồi ngâm ủ cho thấm đều, sau đó được tuyển chọn sao cho không còn lẫn một hạt sỏi sạn, nhồi thật kỹ nhiều lần bằng chân cho đất nhuyễn, mịn.
Việc tạo hình đồ gốm là do những người phụ nữ đảm nhận. Ngày xưa người Trù Sơn chủ yếu làm nồi đất là chính. Ngày nay sản phẩm đã đa dạng hơn. Nhìn các bà, các o và cả các cháu gái ngồi tạo hình gốm mới thêm hiểu câu nói vui có từ xa xưa:
Việc tạo hình đồ gốm là do những người phụ nữ đảm nhận. Ngày xưa người Trù Sơn chủ yếu làm nồi đất là chính. Ngày nay sản phẩm đã đa dạng hơn. Nhìn các bà, các o và cả các cháu gái ngồi tạo hình gốm mới thêm hiểu câu nói vui có từ xa xưa: "Gái Trù Sơn ngực bên đầy bên lép...". Với đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Trù Sơn đã tạo nên nhiều sản phẩm gốm độc đáo của làng nghề mình.
Gốm được tạo hình xong đem phơi nắng cho thật khô, sau đó được sửa gọt cho thật nhẵn bóng rồi mới đem nung. Gốm Trù Sơn không nung bằng lò như nung sành sứ ở nhiều nơi, mà được xếp trên một bệ bếp bằng đá ong.
Gốm được tạo hình xong đem phơi nắng cho thật khô, sau đó được sửa gọt cho thật nhẵn bóng rồi mới đem nung. Gốm Trù Sơn không nung bằng lò như nung sành sứ ở nhiều nơi, mà được xếp trên một bệ bếp bằng đá ong.
Nguyên liệu để nung đốt chủ yếu là các loại lá như lá tre, lá bạch đàn, lá thông và rơm. Thời gian nung đốt chừng 5 đến 6 tiếng đồng hồ là xong.
Nguyên liệu để nung đốt chủ yếu là các loại lá như lá tre, lá bạch đàn, lá thông và rơm. Thời gian nung đốt chừng 5 đến 6 tiếng đồng hồ là xong.
Xưa kia người Trù đem hàng đi bán chủ yếu là gánh, rồi bằng xe đạp thồ. Gốm Trù Sơn đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh miền Trung.
Xưa kia người Trù đem hàng đi bán chủ yếu là gánh, rồi bằng xe đạp thồ. Gốm Trù Sơn đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh miền Trung.

Hoài Giang - Quốc Đàn (CTV)

Sưu tầm bởi wWw.VietWeb.Vn - Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: