Hôm nay | 54 | |
Hôm qua | 167 | |
Trong tuần | 845 | |
Tuần trước | 730 | |
Trong tháng | 2536 | |
Tháng trước | 3498 | |
All | 214301 |
Sáng 18/1, tại TP Hạ Long, Khoa Lịch sử (Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội) và Bảo tàng Quảng Ninh đã phối hợp tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò khảo cổ di tích chùa Sinh (thôn Yên Sinh, xã Tràng An, TX Đông Triều).
Tham dự có PGS.TS Hoàng Văn Khoán, PGS.TS Hán Văn Khẩn, TS Đặng Hồng Sơn cùng đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh và địa phương.
Mặt bằng khảo cổ di tích chùa Sinh nằm trên một quả đồi thấp,còn gọi là gò Kim Quy. (ảnh tư liệu do Phòng GD-ĐT TX Đông Triều cung cấp). |
Chùa Sinh nằm trên một quả đồi thấp (gò Kim Quy) liền kề quả đồi là khu vực toạ lạc của chùa Quỳnh Lâm, thuộc quần thể Khu di tích nhà Trần tại TX Đông Triều.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu về di tích chùa Sinh, các nhà nghiên cứu, sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội đã tiến hành khai quật 3 hố thăm dò trên tổng diện tích khoảng 50m2 vào 20 ngày cuối tháng 12 vừa qua.
Nhóm thăm dò khảo cổ tiến hành khai quật tại hiện trường. (ảnh: Phan Hằng) |
Qua thăm dò khảo cổ và điều tra nghiên cứu cho thấy, chùa Sinh là một di tích có quy mô lớn, phân bố rộng trên toàn bộ đồi Kim Quy. Các loại hình di vật được phát hiện khá phong phú, như: chân tảng thời Trần, thời Lê - Nguyễn, gạch ngói, đồ gốm men, đồ sứ thời Lê, Nguyễn, bia thời Nguyễn... Loại hình, chất liệu, kích thước, hoa văn các di vật đều có nhiều nét tương đồng với vật liệu được sử dụng trong các công trình thời Lê, Nguyễn đã từng phát hiện ở Đông Triều như chùa Quỳnh Lâm, đền Thái.
Các dấu vết kiến trúc đã xuất lộ được suy đoán có niên đại thời Lê – Nguyễn. Qua các di tích, di vật tại đây cũng như những truyền thuyết cho thấy, chùa Sinh có mối quan hệ chặt chẽ với di tích chùa Quỳnh Lâm về cả không gian lẫn chiều sâu lịch sử, văn hoá.
Tại cuộc họp, đoàn khai quật và ý kiến của một số các nhà khoa học tham gia cũng đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Cụ thể như về tính chất di tích, đây là chùa hay đền, nếu là đền thì thờ ai; am Bích Động ở đâu, am Bích Động có phải là chùa Sinh; niên đại công trình.v.v
PGS.TS Hoàng Văn Khoán tham gia ý kiến tại cuộc họp. (ảnh: Phan Hằng) |
Vì vậy, đoàn thăm dò khai quật kiến nghị các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư mở rộng nghiên cứu, nhằm thu thập thêm tư liệu và làm rõ tính chất, quy mô và giá trị di tích, phục vụ công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích trong tổng thể Khu di tích nhà Trần tại TX Đông Triều.
Phan Hằng
Sưu tầm bởi wWw.VietWeb.Vn - Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh