Từ Quảng Ninh đi theo đường Quốc lộ số 5, đến ngã tư Phố Nối, rẽ theo đường 39A khoảng 36 cây số, qua những nhà máy công nghiệp, những cánh đồng xanh tươi, những rặng nhãn lồng rợp bóng, du khách sẽ tới Phố Hiến (thành phố Hưng Yên)...

Vào thế kỷ XVI-XVII, Phố Hiến là trung tâm của Trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến sầm uất - thương cảng lớn nhất ở Đàng Ngoài, giao thương với nhiều vùng và nhiều nước trên thế giới, là chốn phồn hoa đô hội - một tiểu Tràng An. Bởi thế dân gian mới có câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Thăm các địa danh nổi tiếng của Phố Hiến, du khách được chiêm ngưỡng quần thể di tích Phố Hiến bao gồm 128 di tích lịch sử văn hoá xây dựng từ hàng mấy trăm năm trước, trong đó có 17 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

Tiêu biểu nhất là đền Mẫu, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến.
Tiêu biểu nhất là đền Mẫu, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến.
Đền có vẻ thâm nghiêm, huyền bí, được vòm cây đa, cây sanh, si đại thụ trùm bóng mát, tạo thành thế kiềng ba chân vững chãi. Đền Mẫu thờ bà Quý phi họ Dương nhà Tống (Trung Quốc), được người đời tán xưng là Mẫu Nghi thiên hạ. Trong đền lưu giữ nhiều di vật có niên đại thế kỷ XVIII-XIX và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn. Hằng năm, lễ hội đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 đến 15-3 âm lịch.
Đền có vẻ thâm nghiêm, huyền bí, được vòm cây đa, cây sanh, si đại thụ trùm bóng mát, tạo thành thế kiềng ba chân vững chãi. Đền Mẫu thờ bà Quý phi họ Dương nhà Tống (Trung Quốc), được người đời tán xưng là Mẫu Nghi thiên hạ. Trong đền lưu giữ nhiều di vật có niên đại thế kỷ XVIII-XIX và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn. Hằng năm, lễ hội đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 đến 15-3 âm lịch.
Kế đến là Chùa Hiến (còn gọi là Thiên Ứng Tự) có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Phía trước sân chùa có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tự cư của thương cảng Phố Hiến. Đặc biệt ở sân chùa có cây nhãn Tiến Vua, thường được gọi là cây nhãn Tổ, có niên đại hơn 300 năm, quả ngọt sai trĩu trịt.
Kế đến là Chùa Hiến (còn gọi là Thiên Ứng Tự) có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Phía trước sân chùa có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tự cư của thương cảng Phố Hiến. Đặc biệt ở sân chùa có cây nhãn Tiến Vua, thường được gọi là cây nhãn Tổ, có niên đại hơn 300 năm, quả ngọt sai trĩu trịt.
Tiếp theo là Văn miếu Xích Đằng là nơi ghi danh những người đỗ Đại khoa trong gần mười thế kỷ khoa cử Việt Nam của Hưng Yên.
Tiếp theo là Văn miếu Xích Đằng là nơi ghi danh những người đỗ Đại khoa trong gần mười thế kỷ khoa cử Việt Nam của Hưng Yên.

Đến Văn miếu, du khách sẽ hiểu thêm về truyền thống khoa bảng và nền văn hoá, văn hiến đất Phố Hiến. Văn miếu hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý như một quả chuông cao 120cm, đường kính 74cm, nặng gần 200kg, trên chuông có đề “Kim chung văn miếu”, niên đại Gia Long thứ 3 (1804); một khánh đá cao 82cm, dài 178cm, ghi bài thơ ca ngợi sự nghiệp học hành của các nho sĩ. Đặc biệt hơn cả là có 9 tấm bia đá ghi danh 161 vị Đại khoa quê Hưng Yên từ thời Trần đến khoa thi cuối cùng của khoa cử nho học.

Quần thể di tích Phố Hiến còn nổi tiếng với các di tích khác như: Chùa Chuông, chùa Nễ Châu, đình Hạ Phố, Đông Đô - Quảng Hội, đền Trần, đền Mây…
Quần thể di tích Phố Hiến còn nổi tiếng với các di tích khác như: Chùa Chuông, chùa Nễ Châu, đình Hạ Phố, Đông Đô - Quảng Hội, đền Trần, đền Mây…

Đến các di tích này du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian thoáng mát, yên bình, các di vật, công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ và cổ kính, đồng thời hiểu rõ thêm sự phong phú về phong tục tập quán của người Việt, người Hoa, người Nhật và người châu Âu thời kỳ Phố Hiến hưng thịnh…

Lê Hường (CTV)

Sưu tầm bởi wWw.VietWeb.Vn - Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: